5 TÁC DỤNG CỦA VÔI BỘT NÔNG NGHIỆP

VÔI BỘT NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ ?

Vôi bột là tên gọi phổ biến của các loại vôi CaO dạng bột, thường được gọi phổ biến với tên vôi sống dạng bột. Thành phần chính là Canxi Oxit chiếm hàm lượng khoảng 90%.

Nguyên liệu chính để sản xuất ra vôi bột là đá vôi tự nhiên, được nghiền ra sau quá trình sản xuất vôi cục. Vôi bột được tạo thành bằng cách nung đốt đá vôi CaCo3 ở nhiệt độ trên 900 độ C. Thành phần thu được sau nung và sàng lọc sạch là vôi cục. Nghiền mịn vôi cục thì ta thu được vôi bột. 

Vôi bột nông nghiệp là một sản phẩm đươc sử dụng phổ biến trong việc cải thiện độ chua của đất, làm tăng độ pH trong đất trồng, trung hòa hàm lượng axit trong đất và khử các chất độc họ lưu huỳnh. 

Không chỉ cung cấp canxi (Ca) và Magie (Mg) cho cây trồng mà còn nhiều tác dụng khác nữa. Vôi bột ngăn sự suy thoái của đất, giảm thiểu tác hại của mặn, ức chế sự phát triển của mầm bệnh trong đất. Phát huy tốt hiệu quả của phân hữu cơ và vô cơ, không gây thoái hóa, bạc màu đất. 

TÁC DỤNG CỦA VÔI BỘT NÔNG NGHIỆP VƠ ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG

1, Bón vôi chống chua đất

Đất chua là đất có dư lượng axit, độ pH nhỏ hơn 7. Hầu hết đất canh tác nông nghiệp bón nhiều phân hóa học qua nhiều năm đất sẽ bị suy thoái và chua làm giảm năng suất của cây trồng. Khi độ pH xuống dưới mức hợp lý thì phải chống chua hạ phèn và thứ rẻ tiền nhất, dễ làm nhất để khắc phục tình trạng này là bón vôi bột.

2, Tạo môi trường cho các vi sinh vật 

Các vi sinh vật là tác nhân rất tốt để tạo chất dinh dưỡng, tăng đề kháng cho cây. Đất chua, đất phèn làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của những vi sinh vật này. Điều đó dẫn tới cây trồng cũng khó hấp thu được chất dinh dưỡng. 

3, Vôi có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn và phòng trừ mầm bệnh cho cây trồng

Những nơi có độ ẩm cao, dễ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn và bệnh phát triển. Chúng ta nên bón vôi với liều lượng 100-150kg/1000m2 nhằm phòng trừ nấm, côn trùng, mầm bệnh tiềm ẩn trong đất. Giảm các tác nhân gây bệnh cho cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh. 

4, Vôi khử được tác hại của nhiễm mặn

Tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dân cao cùng với lưu lượng nước ở sông ngày càng cạn đi trong mùa khô. Điều này làm cho nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền, gây nhiễm mặn nhiều vùng đất đặc biệt ở ven đồng bằng sông Cửu Long.

Đất nhiễm mặn rời rạc do mất dần cấu trúc vốn có của đất. Cây trồng vì thế mà không hút được dưỡng chất và nước, làm cho cây khó phát triển được. Để hạn chế sự xâm nhập mặn, những vùng đất bị nhiễm mặn và có phèn nên bón vôi canxi oxit ( CaO) để rửa mặn, còn đất nhiễm mặn không phèn nên bón vôi thạch cao.

Bón bằng cách rải đều trên mặt ruộng đã được cày, cuốc, xới và ngập nước. Đối với đất phải được cuốc hoặc xới lên trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trộn đều vôi với đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước này đi. Còn đất lấp vườn cây ăn trái thì phải tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi tiếp.

5, Tăng cường hệ gốc rễ của cây 

Khi đất được cải tạo, rễ cây không còn bị co lại do đất chua, chúng phát triển mạnh về mọi hướng, độ ổn định khi bám rễ của đất tốt hơn. Điều này giúp cho cây trồng hút được nhiều dưỡng chất hơn, ngoài ra với bộ rễ phát triển mạnh thì chúng còn có ích cho việc chống lại thời tiết bất lợi như mưa gió, hạn hán, nhiễm mặn...

                                                                                                                            

Mua vôi nông nghiệp ở đâu ?

Để biết thêm thông tin về sản phẩm quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty Đầu Tư Phát Triển Quốc Tế Sơn Hà 

Địa chỉ nhà máy: Núi Mâm Xôi-Thanh Sơn-Kim Bảng-Hà Nam

Ms Hà: 058 56789 98

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!