Trong nuôi trồng thủy sản, VÔI NUNG CaO là một trong những chất được sử dụng rất phổ biển do giá thành rẻ, tính an toàn cao mà hiệu quả mang lại từ khoa học tới thực tiễn đều rất rõ ràng.
Vôi nung CaO có tính kiềm cao, pH = 12 - 13,5. Phản ứng mạnh với nước và tỏa nhiệt rất nóng:
CaO + H2O -> Ca(OH)2 + nhiệt độ
Do vậy, vôi nung CaO ( dạng cục hoặc xay mịn) đều có tác dụng rất hiệu quả trong hạ phèn, khử trùng, diệt khuẩn, diệt rong, rêu, cắt tảo và tạo môi trường kiềm thuận lợi cho vật nuôi.
Tuy nhiên, dùng VÔI như nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
1/ Cần xử lý ao trước khi nuôi:
Bơm cạn nước ao nuôi, sau đó rải đều vôi bột xung quanh ao tạo thành một lớp phủ trắng đáy ao. Vôi rất háo nước nên sẽ hút nước ở đáy ao tạo thành Ca(OH)2 và bắt đầu phản ứng khử phèn hữu cơ trong đất:
- Quá trình hút nước
CaO + H2O -> Ca(OH)2 + nhiệt độ
- Quá trình khử phèn
Ca(OH)2 + 2H+ -> Ca2+ + 2H2O
Quá trình này làm pH và nhiệt độ đất tăng mạnh giúp xử lý phèn, đồng thời diệt vi khuẩn trong ao. Mầm bệnh gây hại, nhuyễn thể còn trong bùn đáy ao cũng bị tiêu diệt.
Nên rải vôi vào lúc trưa nắng từ 10- 15 giờ để đạt hiệu quả cao nhất. Vì khi đó nhiệt độ môi trường đất và nước cao nhất, bón vôi vào lúc đó sẽ làm tăng độ pH nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
Tiếp tục để ao khô trong vòng một tuần sau đó bơm nước sạch vào trong ao.
2/ Xử lý trong quá trình nuôi:
Trong quá trình nuôi trồng, xử lý môi trường ao nuôi rất quan trọng với mục đích chính là tăng pH, tăng kiềm (hạ phèn), kích tôm lột vỏ và cắt tảo.
Quản lý ao nuôi tôm, cá tốt bắt đầu với sự hiểu biết về các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của ao nuôi. Nước thích hợp cho nuôi tôm, cá nên có độ axit nhất định, được biểu thị bằng giá trị pH của nước. Tốt nhất nên nằm trong khoảng từ 6,7 - 8,6. Các giá trị trên hoặc dưới phạm vi này sẽ ức chế sự tăng trưởng và sinh sản của vật nuôi. Thực vật phù du đòi hỏi độ pH khoảng 7 và động vật phù du có độ pH thấp hơn một chút là 6,5. Đôi khi độ pH của nước ao có thể dao động trong khoảng từ pH = 5 vào ban đêm và pH= 11 vào ban ngày do hô hấp và quang hợp khi nồng độ kiềm dưới 20 mg/l, điều này gây căng thẳng cho động vật thủy sản.
Tùy thuộc vào mục đích và thời điểm của vụ nuôi mà bà con xác định liều lượng và cách dùng phù hợp:
- Phòng bệnh cho tôm, cá: Định kỳ 2 tuần/ lần dùng Vôi tạt quanh ao, liều lượng 1 - 2kg/ 100 m3 nước ( đối với bè thì treo túi vôi liều lượng 2 – 4kg/ 10 m3 nước)
- Hạ phèn: Vào mùa mưa hay ở những vùng đất phèn thường có hiện tượng rửa trôi phèn sau những trận mưa và xì phèn từ đáy ao. Trong trường hợp này thường sử dụng vôi bột với liều lượng 1 - 3kg/ 100m3 nước, hòa với nước để nguội sau đó lắng lấy nước trong tạt đều quanh ao.
Nên bón vôi vào lúc 3 - 5 giờ sáng, vì lúc đó độ pH và nhiệt độ môi trường thấp nhất, bón vôi sẽ không làm tăng hoặc tăng rất ít pH, đồng thời vôi sẽ làm ấm nước không gây sốc cho vật nuôi
- Giảm độ đục của nước, hòa tan chất hữu cơ: Dùng Vôi để điều chỉnh độ trong của nước, liều lượng 1 - 2kg/ 100m3 hòa với nước tạt quanh ao, độ trong sẽ trở lại bình thường.
-> Dùng vôi bột tinh 100% rải quanh ao giúp phòng ngừa mầm bệnh, mưa lớn sẽ đem lại hiệu quả cao.
3/ Xử lý sau khi nuôi:
Sau khi nuôi, bà con vẫn cần phải xử lý môi trường ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, khử trùng nguồn nước trước khi xả thải ra ngoài hoặc tái xử dụng lại.
Trong trường hợp xử lý đáy ao cần bón VÔI NUNG CaO để nâng pH lên giá trị 12 hoặc cao hơn để tiêu diệt tất cả các mầm bệnh.
Công ty Khoáng Sản Sơn Hà 18 là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, tuyển chọn và chế biến vôi nung CaO các loại ( Vôi cục, vôi bột) hàm lượng 75 - 93% CaO phân loại theo từng ứng dụng.
Mọi thông tin chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ:
- Nhà máy: Công ty TNHH Khoáng Sản Sơn Hà 18
- Địa chỉ: Núi Mâm Xôi - Xã Thanh Sơn - Huyện Kim Bảng - Tỉnh Hà Nam
- Website: shcgroup.vn
- Hotline: Ms. Bảo Anh 0904.574.598
- Email: kt6.shcgroup@gmail.com
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!