Độ kiềm ( OH-)

Độ kiềm là một giá trị được sử dụng để đánh giá khả năng trung hòa ion H+ của nước do sự có mặt của các bazơ trong nước. Độ kiềm được tạo ra bởi các ion nhóm OH-, bicarbonate (HCO3-), carbonate (CO3,2-), phosphate (PO4,3-), silicat (HSiO3-).

Đơn vị đo độ kiềm thường sử dụng là mg/L (ppm) tính theo canxi carbonat CaCO3.

1 mg CaCO3 tương đương với 1.22 mg HCO3-.

Độ kiềm đối với nước nuôi tôm sú:

  • Tôm mới thả: 80-100ppm
  • 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
  • 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.

Độ kiềm đối với nước nuôi tôm thẻ chân trắng:

  • Tôm mới thả: 100-120ppm
  • 45 ngày tuổi trở lên: 120-150ppm.
  • 90 ngày tuổi trở lên: 150-200 ppm.

Nếu độ kiềm thấp, có thể dùng vôi hay dolomite 30-50kg/1600m2 mỗi 2-3 ngày 1 lần, cho đến khi độ kiềm đạt đến mức cần thiết.

 

Trong nước nuôi thủy sản, độ kiềm được tạo ra chủ yếu bởi các ion bicarbonate (HCO3-) và carbonate (CO32-).

Độ kiềm, pH và mật độ tảo có liên quan mật thiết với nhau. Kiềm có tính chất là chất đệm pH và cung cấp CO2 cho sự quang tổng hợp của rong, tảo và các thực vật trong nước. Trong quá trình quang hợp tảo có khả năng lấy CO2 của bicarbonate (HCO3-) và giải phóng CO3,2- làm cho pH nước tăng đột ngột nếu mật độ tảo cao.

Khi trời mưa, nước mưa thường có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, do đó nước mưa làm giảm pH của nước ao nuôi. Nhưng khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi. Do đó trước khi mưa thường tạt vôi.

Nước giếng khoan, nước của các vùng có núi đá vôi thường có độ kiềm và pH cao, do vôi carbonate canxi (CaCO3) hoặc vôi dolomite hòa tan vào nước.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!