Giải đáp thắc mắc trong nuôi trồng thủy sản

Câu hỏi 1: Tôm 40 ngày tuổi búng lên mặt nước vài cái rồi chết là tại sao? Trong khi các chỉ số môi trường ổn định, tảo lục phát triển tốt màu xanh đọt chuối, khí độc NH3, NO2 và H2S ko có.Biện pháp xử lý bệnh cho tôm?

Trả lời: Nếu tôm búng lên hoặc quay vòng vòng trên mặt nước rồi chết, khả năng tôm bị hội chứng gan tụy. Có thể xử lý theo cách sau:

  • Tạt vôi CaCO3 nâng pH lên 8.5, hạn chế việc tôm lột xác giúp giảm tỉ lệ chết khi tôm lột vỏ.
  • Không cho ăn từ 2 đến 3 ngày. Tăng cường chạy quạt sục khí cho tôm.
  • Có thể sử dụng Iodin hay Povidin để diệt khuẩn.
  • Tạt vitamin tổng hợp và C tăng cường sức khỏe cho tôm chống chịu với bệnh.
  • Sau 3 ngày bỏ đói, cho ăn lại từ từ. Từ cho ăn ít đến cho ăn tăng dần lên.

Khi cho ăn, nên trộn các sản phẩm trộn thức ăn có chứa chất beta-glucan để tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Câu hỏi 2: Nước trong ao nuôi quá trong đến mức nhìn thấy đáy ao, cho em hỏi phải xử lý như thế nào để giảm độ trong của nước? Nếu sử dụng hoá chất thì đó là hoá chất gì? Nhờ anh/chị chỉ giùm.

Trả lời: Trong trường hợp ao nuôi trước khi thả, sử dụng hóa chất xử lý nước chưa đúng thời gian hoặc đối với ao thiếu dưỡng chất (ao trên đất cát, lót bạt...mới cải tạo xử lý ao), việc gây màu gặp khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Nếu ao thiếu dưỡng chất:

  • Có thể ngâm ủ: 2kg cám gạo + 1kg bột đậu nành + 3kg mật rỉ đường sau 10-12 tiếng, tất cả hòa thật loãng và tạt cho 1000m3 ao nuôi. Nên chia nhỏ và tạt 2-3 lần trong ngày khi trời nắng to.
  • Chạy quạt liên tục, nhất là lúc trời nắng;

Câu hỏi 3: Hồ tôm tôi bị rớt tảo, làm một số tôm bị nổi bị xanh mang nổi trên 1 số bị chết, 1 số con bám bờ có màu sắc nhợt màu đã bị 4 ngày, chết 0,4-0,5kg/1 ngày, thả 15 vạn tôm thẻ thả 45 ngày.

1. Xin chỉ giúp tôi cách xử lý tảo tàn (lẳng lơ trong nước, bám vào bạt và khi tôm quậy lên màu khác), đã thay nước liên tục, vi sinh đáy, yuca zeolite, ao 850m2 nhưng chưa thấy hiệu quả, tôi đang tiếp tục thay nước.

2. Một số con bị xanh mang và tấp mé bờ, xin chỉ cách khắc phục tôm rớt đáy.

Trả lời: Anh/chị xem kiểm tra các thông số pH, kH.

  • Giảm lượng thức ăn cho tôm ăn trong 2-3 ngày.
  • Đánh vôi CaCO3 từ 5-7kg/1000m3 vào lúc trời mát liên tục trong vài ngày.
  • Chạy quạt thường xuyên khi trời có nắng.

 

Câu hỏi 4: Ao nuôi của tôi mới thả tôm được 2 ngày nhưng tôi phát hiện có tảo đáy ao nuôi phát triển ngày càng nhiều và nước trong ao ngày càng trong hơn.Tôi muốn hỏi: :Làm thế nào để diệt loại tảo này và gây màu nước trong khi tôm tôi mới thả được 2 ngày. Tảo đầy trong ao có tên khoa học là gì để tôi tiện tham khảo tài liệu.

Trả lời: Ao nuôi bị tảo đáy

Tảo đáy ao nuôi phát triển quá mạnh làm nước ao trong. Thực tế không phải vậy. Mà có khi còn là ngược lại. Do nước ao trong, tầng đáy ao bị ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua nước, thẳng xuống đáy ao, làm cho tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philipin) là Lab-Lab

Trong một trường hợp khác, thì do nước ao trong mà đáy ao hấp thụ trực tiếp ánh nắng mặt trời làm cho tảo sợi phát triển. Và khi lab-lab hoặc tảo sợi phát triển ở đáy ao, thì nước ao sẽ không thể lên màu

Việc gây màu nước cho ao nuôi tôm rất quan trọng. Ao nuôi có màu nước tốt là ao nuôi có màu nước đẹp: vàng nâu, vàng xanh hay xanh đọt chuối. Độ trong trước khi thả giống là 40-45 cm. Khi đó, hệ phiêu sinh động-thực vật vừa đủ để làm thức ăn tự nhiên cho tôm giống mới thả nuôi. Và trong khoảng 20 ngày đầu, cần duy trì hệ phiêu sinh này

Như vậy, ao bị trong sẽ làm giảm tỉ lệ sống của tôm giống do tôm bị stress hoặc thiếu ăn. Số tôm sống sót có khả năng chậm lớn trong thời gian khá dài dẫn đến còi cọc và rất dễ cảm nhiễm bệnh khi thời tiết khắc nghiệt

Để khắc phục tình trạng tảo đáy này, A phải loại trừ nó bằng những bước thực hiện sau đây:

  • Cào phá toàn bộ đáy ao lúc nhiệt độ ngoài trời cao nhất (khoảng 12 giờ-1 giờ). Nhờ nước ao ấm, nên khi bị bong tróc, lab-lab dễ nổi lên mặt nước, dạt về cuối hướng gió. Dùng vợt vớt đưa lên bờ. Phải bảo đảm rằng, đáy ao không còn tảo đáy nữa
  • Bón xuống ao lúc 9-10 giờ sáng khi nắng tốt 20kg CACO3 + 20kg Dolomit cho 3.000 m2 mặt nước liên tiếp 3 ngày (khi bón mở quạt sục khí)
  • Trong ngày thứ 1 bón vôi, nên tạt xuống ao 3 lít phân sinh hoc WEHG lúc 10 giờ sáng. Tương tự, ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi bón vôi là 1 lít. Tổng cộng 3 ngày liên tiếp là 5 lít phân sinh hoc WEHG
  • Sau 3 ngày, kiểm tra độ kiềm. Nếu thấp hơn 80 thì tiếp tục bón vôi như trên
  • Sau ngày thứ 1 bón vôi và phân sinh hoc, tạt xuống ao 3 kg cám sống (cám gạo loại mịn) +1,5 kg thức ăn tôm giống số 0 (hai thứ trộn chung hòa nước tạt lúc 10 giờ sáng). Tương tự tạt liên tiếp 3 ngày
  • Vẫn cho tôm giống ăn bình thường theo định lượng khi tiến hành gây màu theo cách trên
  • Nên nâng cao mực nước lên 1,2 mét

Bình luận

  • avatar

    phan thành nguyên
    .
    tôm tôi thả ươm 20 ngày, nay một số xuất hiện bị vàng từ chũy chạy dài dọc sống lương đến đuôi. xin hỏi tôm sú tôi đã mắt bệnh gì, và khắc phục như thế nào.
  • avatar

    phan thành nguyên
    .
    tôm tôi thả ươm 20 ngày, nay một số xuất hiện bị vàng từ chũy chạy dài dọc sống lương đến đuôi. xin hỏi tôm sú tôi đã mắt bệnh gì, và khắc phục như thế nào.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!