Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, qua kiểm tra quan trắc môi trường cho thấy có 21/34 mẫu bị bệnh đốm trắng, tỷ lệ mẫu giáp xác tự nhiên phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng chiếm 61,76% (ở huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri). Hiện đa số nguồn nước trên các kênh, rạch tự nhiên ở một số điểm thu mẫu có nồng độ H2S vượt ngưỡng cho phép (dưới 0,05mg/l) (xem tại đường link http://sonhaco.com.vn/voi-bot-de-xu-ly-khi-h2s.html )
Từ thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người nuôi tôm cần lưu ý: tuyệt đối không được lấy nước trực tiếp vào ao nuôi từ các kênh bị nhiễm bệnh đốm trắng; không bơm bùn sau mỗi vụ nuôi ra kênh rạch tự nhiên, đặc biệt là các ao tôm nuôi bị bệnh nhằm tránh lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nên chọn thời điểm con nước cường để lấy nước vào ao lắng, trữ và xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường như pH, độ kiềm, oxy hòa tan, khí độc (NH3, H2S, NO2…), (xem tại đường link http://shcgroup.vn/kinh-nghiem-nuoi-tom-thanh-cong-trong-vung-dich-benh).
Duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2 - 1,5m và kiểm tra sức khỏe của tôm thông qua màu sắc, phản xạ, đường ruột, gan tụy, phân tôm để có biện pháp xử lý kịp thời. Cần bổ sung Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa nâng cao sức đề kháng cho tôm. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh cấm để phòng và trị bệnh tôm nuôi. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường phải khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, nhân viên thú y xã, UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y huyện để được hướng dẫn cách ly, xử lý.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!