Ngành chăn nuôi bước sang năm 2018 với nhiều kỳ vọng bứt phá. Kỳ vọng đó có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song sự nỗ lực thay đổi về tư duy sản xuất và kinh doanh của cả doanh nghiệp, người chăn nuôi thời gian qua rất đáng được ghi nhận. Danh hiệu “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” mong muốn góp phần tôn vinh những những tấm gương tiêu biểu như thế.
Buộc phải thay đổi
Cùng với các FTA và Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được mới được ký kết, nhiều cơ hội cũng như thách thức sẽ mở ra đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam; trong đó có ngành chăn nuôi.
Khi CPTPP có hiệu lực, vấn đề thuế suất 0% thì các sản phẩm chăn nuôi của những nước có thế mạnh về chăn nuôi như: Canada, Nhật Bản, Australia... sẽ ồ ạt vào Việt Nam. Ðiều này sẽ tác động tiêu cực đến ngành sản xuất chăn nuôi trong nước. Bên cạnh đó, khi CPTPP có hiệu lực, một sản phẩm nếu đã đăng ký thương hiệu quốc gia thì có thể xuất khẩu sang tất cả các nước còn lại trong khối, miễn sao đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nước sở tại và không có hạn ngạch. Không chỉ có sản phẩm thô mà cả sản phẩm chế biến của ngành chăn nuôi cũng ồ ạt vào Việt Nam. Do vậy, nếu không nhanh cải tiến và lựa chọn những sản phẩm lợi thế, đặc trưng để tập trung phát triển thì ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều bất lợi. Vì thế, theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi phương thức quản lý để hội nhập.
Ðồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho rằng, để nâng cao sức cạnh tranh trước bối cảnh hội nhập, phải thay đổi từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn. Các hộ chăn nuôi cá thể không thể đơn độc một mình được. Nông dân cần phải được tổ chức liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Qua đó, sẽ có điều kiện để đầu tư công nghệ mới, chất lượng sản phẩm được nâng lên, giá thành sản phẩm hạ xuống đủ sức cạnh tranh. Các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng phải liên kết với các doanh nghiệp, tham gia chuỗi giá trị. Còn các doanh nghiệp cũng phải chú trọng đầu tư công nghệ. Ðây là con đường bắt buộc phải đi.
Những bước chuyển mình
Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân, hiện nay đang có sự chuyển biến trong tái cơ cấu sản phẩm. Trước hết là ngành hàng thịt heo có nhiều doanh nghiệp lớn như Massan, Dabaco, CP… đang tái cơ cấu theo chuỗi, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, gắn với hệ thống giết mổ hiện đại phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Ðối với người nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ, từ sự cố khủng hoảng giá heo năm 2017, đã có ý thức xây dựng chuỗi liên kết sản xuất trong chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm để tự cứu mình, nhất là mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác.
Nhằm tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, người chăn nuôi trên khắp cả nước tiếp tục phát huy tinh thần nâng cao tính cạnh tranh đó; Ghi nhận thành tích của các doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi; Nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu; Khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… Bộ NN&PTNT chỉ đạo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam phối hợp với Cục Chăn nuôi; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục tổ chức Chương trình Bình chọn và Trao tặng Danh hiệu “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam”, lần thứ hai năm 2018. Sản phẩm tham gia bình chọn gồm 6 lĩnh vực: Giống vật nuôi; Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Thuốc thú y; Sản phẩm giết mổ chế biến; Thiết bị chuồng trại, giết mổ chế biến động vật; Mô hình tổ chức sản xuất chăn nuôi.
Chương trình là nơi hội tụ và vinh danh những sản phẩm hàng đầu, uy tín, chất lượng, thể hiện rõ bản lĩnh, năng lực hội nhập và phát triển của doanh nghiệp, các nhà sản xuất Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu rộng và toàn diện. Sau hơn cả vẫn là mong muốn hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, vì sức khỏe vàng và quyền lợi của người tiêu dùng.
Thảo Nguyên
Công ty Đầu Tư Phát Triển Quốc Tế Sơn Hà chuyên cung cấp bột đá CaCO3 nguyên liệu trong sản xuất TĂCN, hàm lượng Canxi 37 - 38%, không lẫn tạp chất khác.
Thông tin liên hệ :
Đ/c: Núi Mâm Xôi, Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam
Điện thoại:
Mr Tuấn: 0902152598
Ms Huyền: 0936286598
Mr Tĩnh: 0936115698
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!