Thành phần hóa học của vôi dolomite

Dolomit là tên một loại đá trầm tích cacbonat và là một khoáng vật, công thức hóa học của tinh thể là CaMg(CO3)2.

Khoáng vật dolomite kết tinh ở hệ tinh thể ba phương. Nó tạo thành tinh thể trắng, xám đến hồng, thường có hình cong mặc dù nó thường ở dạng khối. Nó có tính chất vật lý tương tự như tinh thể canxit, nhưng không hòa tan nhanh chóng trong dung dich HCl loãng trừ trường hợp ở dạng bột. Độ cứng là 3,5 đến 4 và tỉ trọng là 2,85. Chiết suất nω = 1,679 – 1,681 và nε = 1,500. Song tinh khá phổ biến. Hỗn hợp rắn trong tự nhiên giữa dolomit và ankerit giàu sắt. Một lượng nhỏ sắt trong cấu trúc khiến cho tinh thể có màu vàng đến nâu. Mangan có thể thay thế trong cấu trúc tinh thể, có thể đến 3 phần trăm MnO. Hàm lượng mangan cao khiến cho tinh thể có màu hồng. Có thể hình thành một dải khoáng vật với kutnohorit giàu mangan. Chì và kẽm cũng có thể thay thế magie trong cấu trúc tinh thể.

Dolomit dạng bột được dùng làm phụ gia phân bón( Trong nghệ thuật trồng hoa, dolomite và đá vôi dolomit được thêm vào đất để làm giảm tính axit và là nguồn cung cấp magie.), trong thủy sản chăn nuôi tôm cá, đá trang trí, hỗn hợp xi măng, là nguồn magie oxit và trong quá trình Pidgeon để sản xuất magie. Nó là một loại đá trữ dầu quan trọng. Dolomit hạt được dung làm phụ gia trong luyện kim. Lượng lớn dolomite được dung trong việc sản xuất thủy tinh.

thành phần hóa học của dolomitedolomite dạng hạtđá dolomite xámnhà máy sản xuất dolomitebột dolomite trắngbao bì dolomite sơn hà

Để mua vôi dolomit xin vui lòng liên hệ:

Mr Duy: 0936 162 698

Email: kd1.shcgroup@gmail.com

Website: sonhaco.com.vn

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!