Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ cao khiến gia súc giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh khiến năng suất giảm sút. Người chăn nuôi cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để phòng bệnh cho gia súc mùa nóng giúp đẩy mạnh năng suất.
Lập công thức thức ăn vào mùa hè là rất cần thiết đặc biệt là thú dạ dày đơn phải đối phó với stress nhiệt. Ngoài các biện pháp can thiệp vào cơ sở vật chất và quản lý, ngày nay chúng ta cũng sử dụng các phương pháp dinh dưỡng để giảm sự sản sinh nội nhiệt giúp vật nuôi luôn khỏe mạnh, đảm bảo hiệu quả chăn nuôi.
Vào những đợt nắng nóng kéo dài, bà con nên thực hiện chế độ chuyển bữa ăn của gia súc từ ban ngày sang ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc uống, tốt nhất là nên lắp hệ thống nước uống tự động để luôn cung cấp đủ nước sạch cho gia súc. Bên cạnh đó, bà con nên tắm, chải cho gia súc 2 – 3 lần/ ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể. Chú ý đối với bò sữa nên tắm trước hoặc sau khi vắt sữa 2 – 3 giờ.
Tăng mật độ năng lượng khẩu phần
Điều này hàm ý tăng cường sử dụng dầu và chất béo. Lý tưởng nhất là tăng năng lượng khẩu phần nên tỷ lệ thuận với sự giảm lượng ăn vào, tuy nhiên lượng ăn có thể giảm 50% trong suốt đợt nóng, thì sự gia tăng năng lượng trong khẩu phần rõ ràng là không khả thi. Người ta khuyến cáo tăng năng lượng khẩu phần từ 10 đến 20%, với mức độ chính xác tùy thuộc vào năng lực sản xuất thức ăn và mức năng lượng hiện tại trong thức ăn.
Giảm chất xơ trong khẩu phần
Chất xơ, trong số tất cả các chất dinh dưỡng, là chất tạo ra nhiệt nhiều nhất trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa. Do đó, việc giảm hàm lượng chất xơ vào mùa hè vẫn là một thực hợp lý. Nhưng nó không đơn giản: không đủ chất xơ, táo bón sẽ trở thành một vấn đề. Vì vậy, cân bằng các nguồn chất xơ tốt hơn và thích hợp hơn so với chỉ giảm hàm lượng xơ thô.
Giảm protein thô
Protein dư thừa đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng để loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Do đó, khẩu phần protein thừa trong mùa hè đang góp phần làm khó chịu và giảm lượng thức ăn ăn vào. Bằng cách cân bằng tốt hơn giữa hàm lượng các axit amin trong thức ăn và nhu cầu của động vật có thể giảm dư thừa protein. Việc sử dụng các axit amin tinh thể là một sự trợ giúp tuyệt vời trong công thức mùa hè. Giảm hơn 2% protein thô trong khẩu phần chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng có trình độ cao vì điều này có thể làm cho các công thức bị mất cân bằng nghiêm trọng về axit amin, mà trước khi điều chỉnh thường không có vấn đề gì.
Chất phụ gia (Feed Additive)
Có một số chất phụ gia, hoặc đúng hơn, các hỗn hợp, có thể tăng cường sức đề kháng với stress nhiệt. Tùy thuộc vào công nghệ thức ăn hiện tại được sử dụng ở mỗi trang trại, một nhà dinh dưỡng dinh dưỡng hoặc nhà cung cấp có kinh nghiệm sẽ có thể chỉ ra chất phụ gia nào phù hợp cho từng khu vực trên thế giới.
Tóm lại, các công thức mùa hè nên được thực hiện ngay khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên để đảm bảo các con vật nhận được dinh dưỡng đầy đủ giảm thiểu sự khó chịu từ các vấn đề liên quan đến thức ăn.
Công tác tiêm phòng
Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của Chi cục Thú y. Một số vắcxin cần tiêm: Đối với trâu bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng; đối với lợn tiêm phòng 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn, dịch tả lợn), bệnh tai xanh, lở mồm long móng; với lợn nái tiêm thêm vắcxin leptospira, suyễn lơn; với lợn con tiêm Ecoli.
Đối với đàn gia cầm (gà tiêm vacxin Newcastle, Gumboro, Cúm; thủy cầm tiêm Cúm, Dịch tả). Đối với gia súc, gia cầm chưa thực hiện tiêm phòng các loại bệnh theo quy định của Bộ NN&PTNT.
Thực hiện thường xuyên biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, khu chăn thả cụ thể như sau: thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 – 2 lần/ tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Han-Iodine, Five-Iodine, RTD-Iodine,… diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!