Nguyên tắc 3 Đúng khi sử dụng Vôi nông nghiệp

   Trong quá trình canh tác và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây ăn quả, bà con nông dân thường có thói quen bón Vôi. Nhắc tới bón Vôi, chúng ta nghĩ ngay đến công dụng như hạ phèn, diệt nấm mốc, diệt khuẩn. Ngoài ra, Vôi còn có rất nhiều công dụng khác nhau như xử lý nước thải, cải tạo đất...    Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng Vôi, bón bao nhiêu, bón như thế nào, ở thời điểm nào là phù hợp với từng loại đất và thời kỳ sinh trưởng phát triển...

   Trong quá trình canh tác và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây ăn quả, bà con nông dân thường có thói quen bón Vôi. Nhắc tới bón Vôi, chúng ta nghĩ ngay đến công dụng như hạ phèn, diệt nấm mốc, diệt khuẩn. Ngoài ra, Vôi còn có rất nhiều công dụng khác nhau như xử lý nước thải, cải tạo đất...

   Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng Vôi, bón bao nhiêu, bón như thế nào, ở thời điểm nào là phù hợp với từng loại đất và thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng.

    1. Tác dụng của vôi

  • Đối với cây trồng:

    Vôi cung cấp dinh dưỡng Canxi (Ca) cho cây, Ca là một chất dinh dưỡng trung lượng mà cây cần khá nhiều. Không những làm vững chắc thành tế bào, giúp cây không bị đổ gãy mà Ca còn giải độc tố cho cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Thiếu Ca cây dễ bị sâu bệnh hại, lá quăn queo làm sinh trưởng cây kém đi hoặc nếu thiếu Ca trầm trọng cây sẽ chết.

  • Đối với đất:

Vôi có tác dụng làm giảm độ chua của đất, hầu hết đất canh tác nông nghiệp bón nhiều phân hóa học qua nhiều năm đất bị suy thoái, đất hóa chua và giảm năng suất cây trồng. Khi pH đất giảm dưới mức giới hạn phù hợp của cây chúng ta cần bón vôi để giảm độ chua của đất.

+  Đất mất kết cấu, cấu trúc rời rạc là một trong những hiện tượng đất bị nhiễm mặn. Điều đó làm cây không hút được nước và các chất dinh dưỡng. Để hạn chế tác hại của các vùng đất mặn có phèn cần bón Vôi.

 

      2. Cách sử dụng vôi như thế nào cho đúng?

Bón Vôi rất cần thiết khi canh tác và thâm canh cây trồng, tuy nhiên không phải bón càng nhiều càng tốt mà chúng ta cần phải tuân thủ theo nguyên tắc 3 đúng:

  • Đúng loại Vôi:

Trong thực tế có 4 nhóm Vôi chính đó là:

      + Bột đá vôi CaCO3

      + Vôi nung CaO

      + Vôi tôi Ca(OH)2

      + Vôi dolomite CaMg(CO3)2

      =>Tùy thuộc vào từng loại đất có độ pH khác nhau mà ta cần bón loại vôi nào cho phù hợp.

     + Đất bị phèn, mặn, pH thấp < 4 hoặc cây trồng bị các vấn đề bệnh ở rễ cây: nên xử lý Vôi (CaCO3), Vôi nung (CaO) và Vôi tôi Ca(OH)2

     + Đất có pH >5- 6:  sử dụng Vôi Dolomite  (CaMg(CO3)2)

  • Đúng thời điểm:

     + Vào thời điểm vườn cây chưa cho thu hoạch, có thể bón tất cả các thời điểm nào trong năm

     + Vào thời điểm vườn cây đã cho thu hoạch, nên bón Vôi kết hợp với tỉa cành, bón phân bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất khi cây trồng lấy đi ở các thời điểm này.

  •  Đúng cách:

    + Rải đều lượng Vôi xung quanh gốc cây trồng, bán kính tương đương với diện tích tán cây. Dùng cào răng xới sâu 5-10cm để trộn đều Vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần  để Vôi hòa tan trong đất.

 

Để có loại VÔI ĐÚNG CHUẨN vui lòng liên hệ:

📞Ms Nhung: 0934.689.598
📩Email: kd8.shcgroup@gmail.com
📱Skype: kd8.shcgroup
🔍Webside: https://shcgroup.vn/