pH ĐẤT VÀ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG

  • Để mang lại hiệu quả cao trong sx Nông nghiệp chúng ta đã áp dụng nhiều tiến bộ KHKT: phân bón, giống, kỹ thuật canh tác,…
  • Xong chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề đánh giá chất lượng đất.
  • Việc đánh giá chất lượng đất cho chúng ta biết được các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất: (pH, CEC, N, P, K, Mg, Ca,…)
  • Một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá đất đó là pH.

pH đất là gì?

•         Độ pH hay còn gọi là phản ứng của đất và được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH-

    có trong đất.

•         Chỉ số pH chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của một loaị đất.

pH đất do đâu mà có?

•         Ion H+ là một trong số ion tồn tại trong dung dịch đất, tuỳ theo nồng độ của ion Hnhiều hay ít mà dung dịch đất sẽ có tính chua nhiều hay ít.

•         Khi nồng độ H+ cao thì đất bị chua.

•         Để biểu thị cho mức độ chua người ta đặt ra chỉ tiêu độ pH.

Thang đánh giá pH đất

                   Độ pH                                                  Đánh giá đất

•                     3,0 – 4,0                                             Đất rất chua

•                     4,0 – 5,5                                             Đất chua

•                     5,5 – 6,5                                             Đất hơi chua

•                     6,5 – 7,0                                             Đất trung tính

•                     7,1 – 7,5                                             Đất hơi kiềm

•                     7,5 – 8,0                                             Đất kiềm

•                       > 8,0                                                 Đất kiềm nhiều

pH đất ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào?

•         Mỗi loaị cây trồng có một khoảng pH thích hợp nhất định.

•          Khi khoảng pH đạt ở mức độ chuẩn, cây trồng sẽ phát triển mạnh do quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi.

•         Nếu pH lớn hơn hoặc nhỏ hơn khoảng thích hợp sẽ ảnh hưởng đến đời sống cây trồng.

Ví dụ: 2 vườn cà phê cùng bón 1 loại phân nhưng hiệu quả khác nhau, vì sao?

•         Như vậy, pH của đất có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây trồng.

Loại cây trồng và phạm vi pH thích hợp

 

Cây trồng

Phạm vi pH

Cây trồng

Phạm vi pH

Lúa nước

5,5-6,5

Khoai lang

5,5-6,8

Bắp

5,7-7,5

Cây hồ tiêu

5,0-6,5                                

Rau ăn lá

6,0-7,0

Cây cà phê

5,5 - 6,5

Rau ăn quả

5,5-7,0

Cây chè

4,0 - 5,5

Rau ăn củ

5,8-7,0

Các loại đậu

5,5-7,0

Rau gia vị

5,5-7,0

Cây ăn trái

5,0-7,0

Khoai tây

5,0-6,0

Cây hoa

5,5-7,0

 

 

     Phương pháp cải tạo độ chua đất

 

Liều lượng Dolomite có thể được bón theo nguyên tắc sau:

  •   ĐẤT CÓ TỶ LỆ SÉT CAO (đất thịt nhiều):

+ Khi pH = 3,5 – 4,5 thì phải bón 2 tấn Dolomite cho 1 ha

                                    (200 kg/1.000 m2).

+ Khi pH = 4,6 – 5,5 thì phải bón 1 tấn Dolomite cho 1 ha

                                      (100 kg/1.000 m2).

+ Khi pH = 5,5 – 6,5 thì phải bón 0,5 tấn Dolomite cho 1 ha

                                      (  50kg/1.000 m2).

  *- ĐẤT CÓ TỶ LỆ CÁT CAO:

+ Khi pH = 3,5 – 4,5 thì phải bón 1 tấn Dolomite cho 1 ha

                                     (100 kg/1.000 m2).

 + Khi pH = 4,6 – 5,5 thì phải bón 0,5 tấn Dolomite cho 1 ha

                                      (50 kg/1.000 m2).

+ Khi pH = 5,5 – 6,5 thì phải bón 0,25 tấn Dolomite cho 1 ha

                                      (25 kg/1.000 m2).

 Cách bón

  • Rải đều chất cải tạo (Dolomite, vôi) lên mặt đất sau đó tiến hành xới trộn lớp đất canh tác (độ sâu khoảng 10cm).
  • Sau 15 ngày, ta có thể bón phân NPK thì sẽ cho hiệu quả cao.

 

           Chú ý: Không nên bón chất cải tạo (Dolomite) chung với phân chuồng, phân ure, hoặc phân có chứa đạm.

                 PHÂN TÍCH ĐẤT CỦA YARA

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!